Bước 2: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) xem xét, thẩm định hồ sơ và có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)
Bước 3: Chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)
Bước 4: Bộ Tài chính xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp
Cách thực hiện
Hình thức nộp
Thời hạn giải quyết
Phí, lệ phí
Mô tả
Trực tiếp
60 Ngày
4.000.000(),
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: 21 ngày (Bộ Tài chính có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ). Chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 06 tháng kể từ ngày thông báo. + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: 60 ngày (Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động)
Dịch vụ bưu chính
60 Ngày
4.000.000(),
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: 21 ngày (Bộ Tài chính có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ). Chủ đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 06 tháng kể từ ngày thông báo. + Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: 60 ngày (Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động)
Thành phần hồ sơ
1)(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định
2)(2) Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp, cụ thể: + Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); + Ngành, nghề kinh doanh; + Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần; + Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập; + Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông đối với công ty cổ phần; + Cơ cấu tổ chức quản lý; + Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; + Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; + Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên; + Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; + Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; + Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; + Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
3)(3) Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ hoạt động đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4)(4) Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
5)(5) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo sau đây: (5.1) Đối với cá nhân: + Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định; + Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng. (5.2) Đối với tổ chức: + Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác; đối với tổ chức góp vốn nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; + Điều lệ công ty; + Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; + Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn; + Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; + Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo quy định pháp luật chuyên ngành.
6)(6) Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
7)(7) Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên).
8)(8) Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập về việc: + Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên; + Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
9)(9) Biên bản về việc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân góp vốn thay mặt cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép
10)(10) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận: + Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này; + Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm; + Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
11)(11) Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
Phí
: 4.000.000 Đồng
Thời hạn giải quyết
60 Ngày
Đối tượng thực hiện
Doanh nghiệp,
Cơ quan thực hiện
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
Kết quả thực hiện
Giấy phép thành lập và hoạt động; Hoặc văn bản từ chối.
(A) Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn: (A1) Đối với tổ chức Việt Nam, cá nhân tham gia góp vốn: (1) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp, cụ thể: Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: + Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; + Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng. (2) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn; (3) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; (4) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp; (5) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành. (A2) Đối với tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn: (1) Các điều kiện từ (1) đến (5) nêu trên; (2) Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam; (3) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm; (4) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép. (B) Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập: (1) Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, cụ thể: kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam; (2) Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty phù hợp với quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan, cụ thể: (2.1) Về loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm (2.2) Về Điều lệ công ty: Khoản 1 Điều 25 Luật Doanh nghiệp quy định nội dung chủ yếu của Điều lệ (đã nêu tại mục hồ sơ) (3) Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP, cụ thể: (3.1) Tiêu chuẩn chung của người quản trị điều hành (Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP): + Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp (đã nêu ở trên); + Trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm: (1) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với hình thức bị buộc bãi nhiệm chức danh quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bổ nhiệm; (2) Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc quy trình nghiệp vụ môi giới bảo hiểm, kiểm soát nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; (3) Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp luật tại thời điểm được bổ nhiệm. (3.2) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ: + Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (đã nêu ở trên); + Có bằng đại học hoặc trên đại học. + Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên; 03 năm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát), Trưởng Ban kiểm toán nội bộ hoặc có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 03 năm tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng. + Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần) phải bảo đảm số thành viên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. + Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát) phải làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp bảo hiểm. (3.3) Tiêu chuẩn của Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện trước pháp luật: + Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (đã nêu ở trên); + Có bằng đại học hoặc trên đại học; + Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp; + Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản trị, điều hành theo quy định tại Điều 25 Nghị định này tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. + Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. (3.4) Tiêu chuẩn của Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện: + Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (đã nêu ở trên); + Có bằng đại học hoặc trên đại học. + Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. + Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm. + Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. (3.5) Tiêu chuẩn của Kế toán trưởng: + Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (đã nêu ở trên); + Có bằng đại học hoặc trên đại học; + Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp; + Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm về kế toán hoặc kiểm toán trong lĩnh vực bảo hiểm; + Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. (3.6) Tiêu chuẩn của người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ: + Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 26 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (đã nêu ở trên); + Có bằng đại học hoặc trên đại học. + Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với lĩnh vực phụ trách do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Đối với người đứng đầu bộ phận tái bảo hiểm hoặc đầu tư phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về tái bảo hiểm hoặc đầu tư do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. + Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm. + Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. (3.7) Tiêu chuẩn của nhân viên môi giới bảo hiểm: Nhân viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trực tiếp thực hiện các nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định tại Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định tại Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể: (1) cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; (2) tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; (3) Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm; (4) Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. (C) Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP, cụ thể: (1) Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hoá lãnh sự; (2) Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng; (3) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.