Hỏi: Thông tư số 36/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên đối tượng áp dụng không đề cập đến những người không hưởng lương, phụ cấp từ ngâ

 Hỏi:
Thông tư số 36/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên đối tượng áp dụng không đề cập đến những người không hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách, đối tượng này chiếm khoảng 50% tông số học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm Chính trị cấp huyện (như bồi dưỡng đảng viên dự bị, hội viên của các tổ chức đoàn thể..) Do đó rất khó khăn cho các Trung tâm Chính trị cấp huyện trong thực hiện công tác đào tạo những đối tượng trên. Đề nghị có quy định cho những đối tường này.
02/11/2021
 
 Trả lời:
       Căn cứ quy định về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 22/10/2019 của Chính phủ.
       Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,; theo đó Khoản 2 Điều 1 quy định đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng quy định tại các Nghị định nêu trên của Chính phủ.
       Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trình trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP nêu trên. Do vậy, đề nghị độc giả gửi câu hỏi về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đến Bộ Nội vụ để nghiên cứu, trả lời theo chức năng, nhiệm vụ được giao.